Grab Your Edition Sài Gòn Năm Xưa By Vương Hồng Sển Disseminated As Volume

on Sài Gòn Năm Xưa

đường lại còn dốt sử nên đọc chỉ để đọc, không nhớ hay ấn tượng gì, Văn phong miền Nam ngày xưa chỉn chu không thua gì ngoài Bắc, tiếc là bây giờ ít nghe ai nói chuyện kiểu này hoặc do quen quá ít người gốc Sài Gòn.
Nhiều thông tin chi tiết về Sài Gòn, chỉ thu thập tài liệu và không đưa ra nhận xét khẳng định nào.

Nhiều tên đường, khu vực bây giờ đã biến mất hoặc bị đổi tên gây khó khăn cho việc đọc hiểu.

Khuyến khích đọc nếu bạn sinh ở Sài Gòn hay muốn biết thêm về nó, Là người Sài Gòn phải tường gốc tích Sài Gòn, . . Rất nhiều người, ngay cả người Sài Gòn cũng không biết nguồn gốc tên gọi của thành phố.
Bản thân tác giả cũng nêu nguồn gốc tên gọi Sài Gòn là các giả thuyết chứ không thể xác quyết được.
Nhưng qua các giả thuyết được nêu, người đọc lại có dịp hiểu thêm về lịch sử hình thành địa danh này.

Cuốn sách có số lượng trang vừa phải, các mục được trình bày khá ngắn gọn, do đó rất phù hợp với người đọc muốn tìm hiểu những thông tin chính về sự hình thành và phát triển của vùng đất phía nam.

Sài Gòn và các vùng lân cận ban đầu là đất của người Phù Nam, chuyển qua người Miên rồi người Việt qua quá trình Nam tiến của các Chúa Nguyễn.
Các sắc dân Chà, Chệt, Việt, Khmer sống lẫn nhau tạo nên một khu vực đa văn hóa và rất năng động.
Từ một thành trì giữa rừng Prei Nokor, nhờ công sức của bao tiền nhân khai phá đã trở thành đô thị sầm uất bậc nhất đất nước hiện nay.
Đan xem giữa các mốc lịch sử, những cuộc chiến diễn ra trên mảnh đất này, tác giả còn cho người đọc khám phá sự hình thành thương mại, văn hóa và đời sống của dân cư vùng Sài Gòn cũ Chợ Lớn, Bến Nghé, đặc biệt với vốn hiểu biết của một người sống qua nhiều thời kỳ và chế độ cầm quyền, lại là người có lòng với vốn cổ, những câu chuyện về đất, về người của ông rất thu hút.

Những địa danh và con người được nêu ra trong cuốn sách đều đã chìm vào dĩ vãng, may nhờ VHS "không nói ra thì đợi đến bao giờ" mà những người quan tâm và yêu mến vùng đất này còn có sợi dây dò lại.
Tiếc rằng, chỉ mới hơn trăm năm mà đa phần các dấu tích xưa đều không còn nữa, cũng như những tên tuổi như Nguyễn Cư Trinh, Lê Văn Duyệt, Trịnh Hoài Đức,.
. ngoài giới nghiên cứu chuyên môn còn bao người nhớ đến
Cuốn sách là một phần trong Bộ biên khảo về Nam Kì Lục Tỉnh của tác giả Vương Hồng Sển.
Ngoài Sơn Nam ra thì tác giả họ Vương xứng đáng gọi là tiền nhân bửu bối, tận tâm với đời Sử học nước nhà.


Tập khảo lược này nghiên cứu khái quát về lịch sử hình thành, cũng như tính chất con người Việt và văn hóa đa dạng của Sài Gòn từ thưở Cao Miên với tên gọi Prei Nokor cho đến sự hình thành của Bến Nghé, Đề Ngạn, cũng như tên gọi ngày nay là Sài Gòn, Chợ Lớn.


Có lẽ vì tôi có dịp được đi gần hết cái Sài Gòn này mà may mắn hình tượng được phần nào những địa danh xưa.
Bất chợt trong tâm trí hiện ra cảnh trí con ngườithuở ấy nó như thế nào tưởng xằng tưởng bậy cũng nên! Cũng không hiểu vì sao tôi mường tượng được những thứ như vậy.
. . từ Phú Lâm cho đến Chợ Quán, rồi Chợ cũ hay kênh Tàu Hủ, Cảnh con người buôn thúng bán bưng, tầng lớp trong xã hội, đủ thứ tả pí lù, Tự nhiên thấy đẹp quá, chợt nước mắt chảy hồi nào không hay, . . Sử Việt thật hay ho!

Chân thành cảm ơn website sitelinkTải Sách Hay phần mềm đọc sách miễn phí trên PCiOSAndroid.
sao vì tinh thần của tác phẩm, Về nội dung thì không hẳn là có cái gì đó quá cao siêu hay học thuật, mang tính chất đột phá.
Nhưng với người thích đọc để hiểu thêm về một Sài Gòn của quá khứ, không chỉ qua các sự kiện khô cứng, mà còn qua những số phận con người cụ thể, qua những biên khảo sưu tầm, qua những câu chuyện trà dư tửu hậu về những nhân vật có số có má thời ấy, thì đây là một quyển sách không thể bỏ qua.


Thích cái tinh thần của tác phẩm, ở chỗ mộc mạc giản dị, khiêm tốn chân thành.
Thể hiện rõ nhất ở lời mở đầu của quyển sách, Thích những câu chuyện của chính tác giả trong những năm làm nghề ở Bảo tàng, từ chuyện tới thăm nhà một quý phu nhơn được cho dẫn đi từ
Grab Your Edition Sài Gòn Năm Xưa By Vương Hồng Sển Disseminated As Volume
nhà bếp đến nhà khách đến trên lầu để chiêm ngưỡng hết kiệt tác, đến chuyện ngôi mộ của Huỳnh Công Lý bị người đời sau phóng uế, đến chuyện Quách Đàm một nhà thông hiệp mà khi chết cũng một nấm mộ hoang tàn.
Thiên hạ biến chuyển, vật đổi sao dời thấy được rõ ràng qua những câu chuyện kể, qua lời cảm thán "Ô hô" của cụ Vương.
Thích cái khí khái hiên ngang khi nói về tinh thần dân tộc, cái lòng tha thiết với những di sản, cổ tích của Sài Gòn, và cả văn phong thời cổ theo kiểu: "eo xách", "phu nhơn", và nhiều chữ khác.
Đọc lên thấy được cái chân chất dễ thương mà hào sảng của người miền Nam,

Đọc sách Sài Gòn xưa mà thấy yêu thêm mến thêm miền đất mình đang sống.
Đến nỗi khi đi qua đoạn đường Đinh Tiên Hoàng Nguyễn Đình Chiểu, ngày xưa là thành Gia Định, chợt nghĩ dưới mảnh đất này ngày xưa là đền đài thành quách, ngày xưa ở đây từ trữ kho gạo cho mấy nghìn người ăn trong cả năm, ngày xưa biết bao người đã đổ máu hy sinh để bảo vệ mảnh đất của họ, hay bảo vệ cái nghĩa mà họ tin theo, hay chỉ vì bị vạ oan mà bị bắt đem chôn ở đồng mả ngụy.
Bỗng dưng thấy kết nối với những người đã sống và đã chết, những người lịch sử không bao giờ ghi tên, những phận người vô danh làm nên Sài Gòn của hiện tại.


Một quyển sách giúp một đứa mất gốc như mình hiểu thêm về nguồn cội.


Đọc mà thêm thương cụ Vương Hồng Sển, sống một đời giản dị, góp nhặt sưu tầm những câu chuyện lịch sử để dành kể lại cho hậu thế.
Đến cuối đời vẫn phải chật vật vì miếng ăn, bị chánh phủ cắt xén lương hưu trừ mất phần ăn cho con cháu, bức xúc đến nỗi phải viết tâm thư gửi lên tới "trển".
Viết xong cũng không đành lòng với mình, bèn bảo tôi kể như vậy để người sau không bị như vậy nữa, chứ tôi không cần phải được đền b gì cả.
Thương cho thân phận của một người trí thức, Đọc cuốn này như kiểu cưỡi ngựa xem hoa thì cũng biết thêm được nhiều điều mới mẻ ở mảnh đất trải qua nhiều biến động này, còn với lớp hậu bối cần tài liệu để nghiên cứu về mảnh đất ấy thì quả là đáng quý.
.