Free Khói Trời Lộng Lẫy Authored By Nguyễn Ngọc Tư Accessible As Mobi
đầu đọc truyện cô Tư, là cách viết khá riêng biệt khó trộn lẫn với ai, nhưng ko thích ở kiểu vòng vo lan man đến khó hiểu, nhất là truyện cuối mang tựa đề trùng tên cuốn sách, các chi tiết lồng ghép chắp vá đến cảm giác dài lê thê, khiến cốt truyện như ko rõ ràng.
Tuy nhiên, ý tưởng nội dung từng truyện mang đến khá hay, cũng có yếu tố gây bất ngờ hài hước như trong truyện /Có con thuyền đã buông bờ /, nhân vật chính dễ thương, ấn tượng, và đẹp qua lời kể cô Tư.
Bên cạnh đó, truyện của cô còn phản ánh tư tưởng lối sống của xã hội xưa, tuy cũ nhưng cũng như lời nhắc nhở đến ng đọc, như " Đàn ông rong đuổi đường xa, đàn bà vạ vật ngồi canh cửa, đời bất công vậy mà" trong /Mộ gió /.
Lối văn cô Tư còn thấp thoáng tính lãng mạn, trong /Tình lỡ / với thông điệp, con người ta có thể mãi nhắc về người con gái xa lạ khiến ta rung động lần đầu, nhưng đến khi gần đất xa trời thì mới vỡ lẽ, người ta thương lại chính là ng nhẫn nhịn cảm thông ta suốt năm tháng dài rộng ấy.
Và đặc biệt, dưới ngòi bút cô Tư, chuyện đời thường nghe rất gần gũi thân thương, chân thật đến xót xa man mác nỗi buồn.
không biết sao đọc những truyện khác lại cảm nhận được khói trời lộng lẫy hơn bản thân "Khói trời lộng lẫy"
ngôi sao chỉ vì câu chuyện cuối cùng và mình ko thích đọc truyện ngắn bằng tiểu thuyết thôi :" Nhận xét chung:
So với các tập truyện trước của cùng tác giả Nguyễn Ngọc Tư thì những truyện ngắn này cho thấy sự phát triển, trưởng thành trong tư duy, cách xây dựng truyện, nhân vật và văn phong.
Nhà văn mô tả cuộc sống và con người ở quê chân thực, gần gũi hơn, ít mang hơi hướng của trào lưu "ca ngợi bần cố nông" như trước.
Chị Tư nhìn nhận cái tốt cái xấu của làng quê, người quê một cách đầy cảm thông và yêu mến.
Câu văn tuy ngắn như dùng từ rất gợi hình gợi cảm, đặc biệt lồng vào rất nhiều từ địa phương tạo cảm giác gần gũi.
Giọng văn tự nhiên, trầm bổng như thơ, rất điêu luyện, So với các tác phẩm trước thì nhà văn ít bị lỗi điệp từ dùng một vài từ quá nhiều lần.
Về xây dựng cốt truyện: Đa phần các câu chuyện đều nhẹ nhàng, tuy nhiên vài chỗ quá lâm li bi đát một cách không cần thiết.
Diễn biến câu chuyện khá nhanh, nếu nhà văn chịu viết dài hơn một tí thì có vẻ tự nhiên hơn.
Một số truyện có tình tiết hoặc nhân vật hơi gượng ép, cầu kỳ.
Các nhân vật phụ trong truyện đều mang đậm chất quê, trừ nhân vật chính ra.
Không biết nhà văn có bị lậm các tác phẩm kinh điển của Tây phương quá không, nhưng nhân vật chính ở hầu hết các truyện đều không mang dáng dấp một người nhà quê, ngược lại có những suy nghĩ và hành động rất phóng khoáng, lãng mạn, quý phái, như một công chúa tóc vàng hơn là một con bé đen đủi quê mùa.
Nhận xét riêng cho vài truyện ngắn trong tuyển tập:
Thềm nắng sau lưng: Rất ấn tượng vì một nữ nhà văn có thể thấu hiểu và diễn tả được nội tâm của những gã mang dòng máu giang hồ.
Truyện tuy nhẹ nhàng nhưng chứa đựng một sự cảm thông hết sức sâu sắc.
Có con thuyền đã buông bờ: Câu chuyện tự nhiên, dễ thương, có phần lậm bài hát "Đôi mắt người xưa" thì phải.
Nhân vật chính hiện ra rất thực và rất đẹp,
Rượu trắng: Ý tưởng viết về rượu và những người đàn bà nấu rượu rất hay, lột tả được hai mặt của con người, của cuộc sống.
Nước như nước mắt: Câu chuyện có lẽ hay, nếu không vì cái kết quá lãng nhách, rập khuôn các bi kịch trong các tác phẩm Tây.
Nhà văn còn cố tình tỏ ra mập mờ về cái kết để thêm phần ly kỳ.
Mặc dù cách kể chuyện rất hay, nhưng diễn biến thì giống kịch bản phim hơn.
Cảm giác trên dây: Dở ẹt! Đề tài người phụ nữ có gia đình êm ấm nhưng bị "say nắng" bởi trai tơ đã xưa như Trái Đất.
Nhân vật khá cực đoan, một bên thì toàn vẹn mọi thứ, bên kia là trùm băng đảng có hoàn cảnh gia đình éo le.
Kết cục cũng hụt hẫng, không nói lên ý nghĩa gì,
Khói trời lộng lẫy: Truyện dài nhất, bằng/cả tập truyện, và được chọn làm tiêu đề của cả tập truyện.
Khổ nỗi lại lê thê, chắp vá, lan man, Ý tưởng viết về cái đẹp và sự mất mát rất hay, tuy nhiên đề tài này rất trừu tượng và cần sự đầu tư nghiêm túc hơn.
Nhà văn chọn cách kể đan xen các bối cảnh, Cách kể này có hiệu quả khi các tình tiết có sự liên quan mật thiết với nhau.
Tuy nhiên các nội dung trong truyện này rất chắp vá, không gắn kết với nhau.
Thí dụ nhân vật Nhứt xuất hiện trong một đoạn, rồi biến mất luôn không để lại tăm hơi gì.
Nhân vật Lam cũng thế, Ngay cả ông Sáu Câu, rồi nhân vật xuất hiện nhiều nhất là Anh người tình của nhân vật chính đến phần kết cũng không thấy bóng dáng đâu.
Đọc xong không hiểu cốt truyện là gì! Cứ tưởng là câu chuyện tình giữa nhân vật "Tôi" và Anh, đến cuối truyện mới té ngửa hóa ra không phải! Nhân vật chủ chốt là Phiên, ngặt nỗi nó chẳng liên quan gì tới các nhân vật khác cả, và câu chuyện xoay quanh nó rất ngắn.
Nhân vật "Tôi" có tính cách rất khó hiểu: Luôn là một người đầy tâm tư, lại rất hiểu biết về con người, cao ngạo, phán xét mọi thứ như thánh, nhưng lại có những hành động chẳng ra gì, thí dụ nói đùa "Em có thai rồi" xong chia tay.
Sau lại bắt cóc em trai mình, đến khi nó hiểu ra sự thật thì "Tôi" chọn giải pháp tự thiêu.
Trong khi các nhân vật các đều khá rập khuôn thì nhân vật "Tôi" khác biệt, nổi trội hẳn, có lẽ là hình ảnh tưởng tượng của chính tác giả chăng
Ngẫm kỹ thì thấy dụng ý của tác giả là liệt kê các mất mát trong cuộc đời của "Tôi", từ đó dẫn tới vụ tự thiêu.
Ý tưởng thì tốt, nhưng cách kết nối sự kiện như thế e là chưa đạt, Nghe danh cô Tư đã lâu, cũng theo dõi fanpage của cô trên mạng xã hội nhưng mãi đến hôm nay tui mới đọc một cuốn sách của Tư đường hoàng.
Tui ấy, vẫn thích lắm giọng văn của Tư, Tư dùng khá nhiều phương ngữ Nam Bộ, bởi vậy mà cái chân chất, mộc mạc của người dân miền sông nước hiển hiện rõ rệt qua từng câu chữ, hổng đi đâu trật.
Vốn từ Tư đem ra xài trong này chắc đong được cả rổ to, Nhưng đôi khi Tư dùng nhiều từ láy và từ ghép quá, chúng nối đuôi nhau thành một câu dài ngoằn chẳng chấm chẳng phẩy, tui đọc mệt nghỉ.
Tui hổng thiết tha gì lắm mấy cái kết trong mớ truyện ngắn này.
Nó làm tui chưng hửng và ngẩng tò te hết phen này đến phen khác, Tui mệt quá, nghểnh cổ than trời miết, "u là trời", "gì dẫy trời",
Rồi trong truyện ngắn "Rượu trắng", tui thích cách Tư miêu tả vẻ đẹp của bà cháu Bé, tả dáng dấp, hình hài, gò má đều váng vất mùi rượu nếp.
Nhưng hà cớ gì Tư lại cho một đứa bétuổi đóng phân cảnh oái ăm: chứng kiến một người đàn ông đang mây mưa với ngoại của nó, ngay trước mặt nó.
Ủa cô Tư Chi kỳ dẫy cô Tư
Hay trong 'Rượu trắng', 'Khói trời lộng lẫy', Tư có vẻ thích motif chị A nữ chính thầm thương anh B một người đã có gia đình, rồi anh B cũng có tình thương mến thương với chị A.
Chấm hỏi Dân mạng thời nay người ta gọi là tuesday đấy giời ơi, Tui cũng mến cô Tư lắm, nhưng với cốt truyện này thì tui hông ủng hộ đâu à nhen, hổng thương được.
Cuốn này cho mình cảm giác sát nhất với Cánh đồng bất tận, với những câu chuyện ấn tượng và ám ảnh, điều mình vẫn đang tìm kiếm khi vác về cả chồng sách của chị Tư.
Nhưng chắc phải tìm đọc cái gì tươi sáng hơn chứ cả tuần chỉ đọc truyện chị Tư với những nhân vật không buồn thảm thì cũng đáng thương dặt dẹo.
So với các tác phẩm khác, tập truyện này tập trung nhiều vào chuyện tình yêu đôi lứa.
Tuy nhiên, cái chất của cô Tư thì không bao giờ thay đổi, Chuyện tình yêu thì vẫn là chuyện đời, vẫn mang nét buồn mang mác, Đó là khi mà con người ta khao khát được yêu nhưng dòng đời cứ đưa đẩy! Đó là những thứ tình cảm mang đầy lòng vị tha và sự hy sinh! Cuộc sống cứ vì vậy mà buồn.
Quá khứ là kỷ niệm ấm áp, còn tương lai là những khát khao, Giữa hai miền thời gian đó, những chuyến rong ruổi, dù ngắn, qua ngóc ngách của làng quê hiện tại, đã giúp nhà văn viết nên những chi tiết hiện thực gây nhói buốt.
"Gáy người thì lạnh" giống như những lời trần tình hay tự vấn của tác giả, đồng thời cũng là chia sẻ đến những ai mong được kết nối với tự nhiên, thèm được thở "những thứ khí trời bên ngoài cánh cửa".
Các truyện trong tập đều xoay quanh thân phận người phụ nữ, Nỗi buồn bao quanh họ: cô đơn, khao khát tình cảm gia đình, tình yêu, Không được hạnh phúc, đôi khi họ tỏ ra "cay nghiệt", nhưng rồi sự cay nghiệt cũng không vượt quá sự mong manh yếu đuối vốn là bản chất của họ như cô gái trong "Khói trời lộng lẫy" đã đánh cắp đứa em trai cùng cha khác mẹ để trả thù người cha bỏ rơi mình, để rồi cuối cùng lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.
Các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư được sinh ra để đi tìm nhau, Cho nên, cùng với nỗi mất mát, cô cũng cho họ những con đường, đó là lòng vị tha và một chút hy vọng.
.seo
Cảm giác đậm nhất còn đọng lại trong tôi sau khi đọc có lẽ là miên man.
Truyện NNT luôn gợi cho người ta những suy nghĩ, những cảm giác rất gần gũi, rất con người nhưng rất khó để bật thành một hình ảnh hay một ý nghĩ cụ thể gì.
Có lẽ cô kể chuyện về một con người không phải vì để khẳng định họ tốt hay xấu, hay hay dở, mà chỉ đơn giản vì họ rất "con người": có trắc ẩn, có ích kỉ, có đam mê, có trăn trở.
Người đọc thấy phản phất hình ảnh mình trong các chi tiết, chỉ cảm được vậy thôi.
Có khi tôi cũng không biết cụ thể đó là cảm xúc gì, Có lẽ chính tác giả cũng không biết, Đem được những cụm "khói trời" miên man này định hình thành dòng chữ cũng là một kỉ thuật điêu luyện.
P/s Cái truyện Khói trời lộng lẫy trong tập này đọc xoắn não cực đọc mà như coi mấy phim tâm lý Nhật Nét đẹp bình dị của ngôn từ
Một giọng văn riêng biệt mượt mà.
"Tôi đứng trong khói và tự hỏi, làm sao giữ được vẻ đẹp lộng lẫy này của khói, với mùi trứng kiến cháy cùng những con mối ú mềm, mùi lửa bén vào trái khế con rụng xuống nằm khô trên máng nước, mùi lửa liếm láp lên chiếc lông gà, cái quạt tàu cau giắt trên vách, chiếc chiếu đã đứt mất mấy sợi dây trân, và khói bắt đầu sẽ sàng bám vào những sợi tóc.
"
Đám bụi khói lờn vờn đó bám cứng vào Di, vào thảy những mảnh người trong những câu chuyện re rắt còn lại, ám đến xám tro.
Có thứ khói cay xè mắt, khói ngợp ngụa, khói vờn quanh, cũng có thứ khói vô hình, khói len lỏi vào từng tấc dạ, khiến nước mắt cứ mãi lẩn quẩn quanh bờ mi, chẳng chực trôi đi.
Và những mối tình hờ, mảnh đời côi vẫn còn hoài nổi trôi trong khói.
Như một lẽ dĩ nhiên, .