Snag Ăn Mày Dĩ Vãng Depicted By Chu Lai Distributed As Volume

on Ăn Mày Dĩ Vãng

có cơ hội được gặp gỡ và trò chuyện với tác giả, và mình thấy cách Chu Lai kể chuyện đời chuyện chiến đấu cũng tương tự như những câu chữ trong "Ăn mày dĩ vãng" AMDV rất thực mà đôi khi gấp sách lại rồi, cái cảm giác sợ sệt day dứt và buồn thương còn mãi.

"Nỗi buồn chiến tranh" NBCT của Bảo Ninh cũng khai thác đề tài tương tự con người tìm lại những mảnh hồn rạn nứt không thể lành, những kí ức miên man đan xen hiện thực, màu u ám hoang dại và buồn thương ám ảnh khắp câu chuyện.
Nhưng khi cái ám ảnh của NBCT làm mình sợ thì nỗi ám ảnh của AMDV làm mình buồn và day dứt nhiều hơn.

Cả hai cuốn sách đều đáng được đón nhận, đặc biệt với những bạn đọc muốn nhìn sâu hơn một phần sự thật của quá khứ mà đôi khi chúng ta chỉ thấy oai hùng.
nửa đầu truyện rất hay và khá cảm động về tình đồng đội cũng như tâm tư suy nghĩ của người lính.
Nửa sau cảm giác rời rạc và mạch hơi nhanh, "Ăn mày dĩ vãng" Tên quyển sách có lẽ đã quá nổi tiếng tới nỗi trở thànhcâu thành ngữ trong cuộc sống, vào đầu những nămdám viết chân thực về chiến tranh và sau chiến tranh như này có lẽ rất ít tác phẩm dám đặt bút.
Cảm giác của mình khi đọc ăn mày dĩ vãng làcái gì đó rất day dứt, đau, tức tưởi và ấm ức.
Nếu đọc chiến trường K thì thấy cuộc chiến khốc liệt nhưng hào hùng, tự hào dân tốc, máu lửa sục sôi thì tại ăn mày dĩ vãng ngoài những điều đó còn mang lại cho chúng ta, những người tận hưởng hạnh phúc và thái bình hiện tại, những người chưa từng đi qua chiến tranh, chưa từng giết người, giết giặc một góc nhìn khác,góc nhìn chân thực về con người và vệ sự tàn phá của chiến tranh đối với tâm hồn con người.
Dù là người linh đi nữa thì vẫn là con người thôi mà phải không vẫn cần tình yêu và tâm hồn lãng mạn.
"Nếu ai đánh tới trận thứchưa chết thì cũng thành ngáo ngơ mụ mị phải không anh"câu hỏi cho thấy sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh gây nên trong những tâm hồn người lính.
Bằng sự đổi mới tư duy nghệ thuật và qua lời văn sắc bén của mình, Chu Lai đã mang đến cho chúng ta những “mảng màu” mới về đề tài chiến tranh.
Khát vọng tình yêu và hạnh phúc gia đình của người lính được khai thác với cái nhìn đa diện.
Tình yêu bằng sự thanh cao thuần khiết thì đáng trân trọng còn bằng sự nhục dục và bản năng cũng không nên lên án, chỉ trích nếu trong một khuôn khổ chấp nhận được.
Sự cho và nhận của tình yêu nơi chiến trường là điều rất nhân đạo.
Hiểu ược điều này chúng ta càng trân trọng và cảm thông hơn với những gian khổ và khắc nghiệt mà người lính phải trải qua trong cuộc chiến.
Bên cạnh đó, Chu Lai cũng muốn nhắc nhở con
người phải trân trọng quá khứ và hãy sống đúng là chính mình.
Dù quá khứ có đau thương nhưng chính nó đã nuôi ta khôn lớn, Hiện tại có ấm êm, hạnh phúc cũng đừng quên những ngày tháng gian khổ.
Hãy là một người nghĩa tình, sống có trước sau để tâm hồn luôn trong sáng.
Thật sự cảm thấy nhiều độc giả cũng cùng chung cảm nhận, Tác giả đã xây dựng khoảng mười chương đầu truyện rất cuốn hút bất chấp đó là thuật lại những mảng dĩ vàng chắp vá và ngập cảm giác rệu rã cay đắng của người cựu bình trung niên một thời oanh liệt.
Tình cảm của anh với người con gái ấy trong lúc chiến tranh khốn khó hiện lên cũng thật đẹp thật trong ngần và dễ khiến người ta sâu cả răng vì ngọt và cả xúc động nữa.

Nhưng những chương cuối đã không còn như thế, Đặt biệt hai chương cuối cùng và cái cách nhân vật Ba Sương xuất hiện, bí ẩn sáng tỏ rồi đi đến một cái kết lạc điệu với không khí đã xây dựng.

Và trong một trường chủ để tương đồng thì so sánh là điều khos tránh, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh cũng có một người con gái và một mối tình hoang hoải chạy suốt dòng đời người lính bước ra từ chiến trận với gánh nặng quá khứ, nhưng nó day dứt đến cuối cùng và cuối người ta đến cuối cùng và nhất là không lệch khỏi cái không khí truyện ban đầu.

Thật sự, rất yêu rất thích những chương đầu tiên của tác phẩm này, nhưng sự thích cũng chỉ dừng ở những chương đầu tiên mà thôi.
Đây là quyển đầu tiên đưa tôi tới thế giới của Chu Lai, Cũng là quyển duy nhất tôi thích, Cuốn sách khiến tôi nhớ đến một câu như thế này: " Chiến tranh, có nhiều người nhói đau khi nhắc về nó.
Những huân chương, huy chương chỉ làm ấm ngực, nỗi đau khuất ở góc lòng, có người thấu, kẻ không.
" Không hẳn là hiểu nhưng tôi biết thêm phần nào về những chật vật, khổ đau mà chiến tranh gây ra cho con người ta.
Sao mà phải làm khổ nhau nhiều vậy, tranh giành được thêm một chút đất đai, tài nguyên thì sẽ có cuộc sống sung túc hơn à Tôi chẳng nghĩ thế.
Trái lại, có thêm một người bạn hữu, được giao lưu, tiếp xúc với bản sắc văn hóa đa dạng của nhau sẽ thú vị hơn nhiều.
Gây nên chiến tranh tàn sát lẫn nhau chỉ càng khiến những người trong cuộc vạn lần đau khổ, vạn lần bi thương.
Cảm ơn các bác, các cô, các anh chị đi trước đã hi sinh thật nhiều cho những cuộc đời hôm nay.
Cũng cảm ơn vì mọi người đã không đánh mất chính mình, không để cho bom đạn và chết chóc làm méo đi hình hài dân tộc, méo đi nhân cách của chính mình.
Mong là những thế hệ sau cũng có thể kiên cường, mạnh mẽ, đẹp đẽ như vậy,
Maktub! Ăn mày dĩ vãng xoay quanh người cựu binh Hai Hùng, một chiến sĩ quân giải phóng vùng ven đô thành Sài Gòn từ thời Chiến tranh Việt Nam trở về với đời thường trong hiện tại, đã làm một cuộc hành trình lần ngược quá khứ đi từ hiện tại về quá khứ, từ quá khứ đến hiện tại nhằm tìm lại người yêu đồng thời cũng là đồng chí của mình.

Hòa bình, những người lính kiêu dũng trong chiến tranh phần lớn đã "về vườn, ăn theo, núp váy vợ.
Đứa thì say xỉn tối ngày nằm trên võng nắng đứa thì lụi hụi trồng tỉa ngoài bưng, mở mồm là càu cạu đứa thì thở dài phìn phịt giữa một bên là bầy con nhem nhuốc, một bên là thạp gạo chỉ còn cám mùn đọng quẩn dưới đáy thằng kia sống trụi thùi lụi một mình, hỏi nhà cửa vợ con đâu chỉ giơ cái chai đế lên cười xệch xẹo".
Nhưng cũng có những người như Quân trước là cậu bé giao liên, nay là phó chủ tịch huyện, biết làm giàu cho quê hương và cho bản thân hoặc như Tuấn, như Tám Tính đã hòa nhập tự nhiên với cuộc sống đời thường và không những thế còn vươn lên làm chủ cuộc sống mới.
Trên hết vẫn là nhân vật Hai Hùng, "không vợ không con, không cắc bạc dính túi nhưng có mảnh quá khứ đập phập phồng trong lồng ngực", với lý tưởng "Cuộc đời một thằng lính còn có gì khác hơn là khôn nguôi hướng về dĩ vãng và cầu mong cho dĩ vãng đó luôn trong lành chân thật", một cá tính ít nhiều lạc điệu trong thời hiện tại, nơi "người ta đã hầu hết đều bảo nhau quay lưng lại với quá khứ".

Một ngày như mọi ngày trong thời hậu chiến tại một nhà hàng sang trọng, Hai Hùng tình cờ gặp một người đàn bà với tất cả phong thái, dáng nét của người yêu cũ Ba Sương từ thời chiến tranh của anh.
Người con gái bị cho là đã chết mà chính Hai Hùng là người tiến hành cướp xác và chôn cất, ngờ đâu giờ vẫn còn hiện hữu giữa nhân gian với một cái tên khác, Tư Lan, và đang rất thành đạt trên cương vị một nữ giám đốc Sở lâm nghiệp đầy quyền uy, làm ăn nức tiếng lục tỉnh miền Tây.
Màn sương mờ phủ của thời gian, những hoài nghi hư thực từ lý trí của nhân vật chính không ngăn nổi linh cảm, rung động và tiếng gọi tự con tim khẳng định chắc chắn người đàn bà thành đạt kia chính là cố nhân của anh.
Tất cả đã thôi thúc Hai Hùng tìm về quá khứ, sống lại một thời hoa lửa hào hùng và bi tráng ở cương vị một chiến sĩ, người đội trưởng đặc nhiệm, với những kỷ niệm tình yêu ngọt ngào bên cô y tá, xã đội trưởng Ba Sương.
Đây là một hành trình lần ngược ký ức với những day dứt, ân hận của nhân vật tôi vì đã chạy vào hầm trước và không chạy ra cứu người mình yêu khi khoảng cách chỉ là ba chục mét để có thể sống chết bên nhau, để rồi thất lạc nhau từ đó và cùng cuộc tráo xác với Hai Hợi đã khiến Hai Hùng đinh ninh sự thật là Ba Sương đã hy sinh.

Nhưng cuộc kiếm tìm trong mê mải quá khứ, tình
Snag Ăn Mày Dĩ Vãng Depicted By Chu Lai  Distributed As Volume
yêu, cái đẹp của nhân vật chính cũng đong đầy gian lao, trắc trở khi người tình cũ của anh thỏa hiệp với cái ác, cố tình chạy trốn quá khứ, không dám đối diện với chính mình để yên tâm sống với hiện tại.
Trong cùng một thời điểm dường như người ăn mày quá khứ và người chạy trốn quá khứ lại cùng song hành ngược chiều nhau, để rồi cuộc tìm được và nhận ra nhau.
Nhưng mọi sự đã quá muộn màng, dẫu cuộc kiếm tìm này đã kết thúc và các bí ẩn đã được giải mã, dẫu tình yêu ngày nào dường như vẫn vẹn nguyên sự trong trẻo và thủy chung, họ lại không thể đến được với nhau nữa.
Ba Sương không hy sinh trong chiến tranh, đã chết đúng cái ngày mà hai người tìm lại được nhau trong thời bình và mọi chuyện trở nên rõ ràng.

Truyện kết thúc ở một nhận định và một câu hỏi khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi "cuộc chiến tranh vừa qua có thể là trò đùa nhưng sự mất mát lại là có thật.
Cuộc đời hôm nay có thể chỉ là tấn tuồng nhưng nỗi buồn không bao giờ là một màn kịch cả".
.