Grab Gió đầu Mùa Developed By Thạch Lam Paperback
cuốn này để đọc vì ấn tượng với tên cuốn sách: Gió đầu mùa.
Đã vốn quen với những Hà nội băm sáu phố phường, Hai đứa trẻ, cứ nghĩ rằng đây là một cuốn tản văn, với những câu truyện không đầu không cuối và đầy chất thơ.
Nhưng mà không, Nếu bạn tìm một cuốn sách để đọc vào những ngày đông lạnh, để tìm chút bồi hồi của những ngày đông xưa, thì cuốn sách này không dành cho bạn đâu.
Có khi, những câu truyện còn làm bạn thêm buồn, buốn thấm thía và sâu sắc nữa.
Nhưng mà truyện thì vẫn hay, Những câu truyện ngắn, dung lượng không nhiều nhưng sâu sắc lạ lùng, để lại ấn tượng kéo dài cho mình, như truyện "Đói" hay "Một cơn giận".
Đọc xong chỉ muốn dừng để mà ngẫm, để mà thấm thía nỗi đau, nỗi khổ ấy.
Đúng như Thạch Lam khi giới thiệu về cuốn sách này: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”
Hôm nay là một ngày không mấy yên ả, đến cái giấc tối thế này đầu tôi nhức kinh khủng.
Tôi cần một quyển sách dễ chịu, nhưng không được quá dễ chịu, lại càng không được giáo điều.
Mà đó, với tôi, chính là văn Thạch Lam, Cái thứ văn chương êm ả nhưng tuyệt nhiên không trôi tuột từ tai này sang tai kia.
Lần đầu tiên tôi đọc văn Thạch Lam, cũng giống như những đứa học sinh khác, là vào năm lớp.
Lúc đấy tôi thấy dở tệ, Tôi không hiểu và không tài nào ngấm nổi cái kiểu "truyện không có cốt truyện", “kể chuyện mà như không kể" này.
Bẵng đinăm, hôm nay, chính tôi lại tìm đến văn Thạch Lam để được an ủi.
Truyện ngắn Thạch Lam có cái gì đó vừa bình dị lại vừa hợp thời.
Nghĩa là những vấn đề diễn ra gần trăm năm trước, ngày hôm nay đọc lại vẫn thấy xót xa và tôi tin là nó vẫn hiện diện ở đâu đấy trong đời, thậm chí trong chính bản thân tôi.
Văn Thạch Lam làm tôi muốn sống đẹp hơn, hoặc chí ít là không còn dám cẩu thả trong cử chỉ, lời nói.
"Một cơn giận" đã ám ảnh tôi như thế đấy, Mà tôi cũng thích cả những truyện khác nữa, với tôi trải nghiệm đọc tập “Gió lạnh đầu mùa” là một điều tuyệt vời.
Những câu chữ đơn giản nhưng chúng đã động vào một thứ gì đó bên trong tôi.
Tôi biết chắc chắn điều đó, Lâu lắm rồi mới lại đọc Thạch Lam, Lần trước thấy thường, lần này lại thích,
Thạch Lam kể chuyện như gió, Mơn man, chờn vờn, Đôi khi thốc tháo, rét căm, Mà gió còn khó đoán, Vừa réo rắt một chút yêu đời đã vội xuýt xoa vì quá chừng nghiệt ngã.
Từng mẩu truyện đọc rồi lại lần khân như nắm níu một điều gì đó.
Có lẽ cái tỉnh rụi của dấu chấm cuối cùng không làm cho câu chuyện hết đi, mà còn ở phía xa nhiều lắm.
Cái thông thống đó nó làm người ta trầm ngâm, Thiệt. Gió lạnh đầu mùa với mình là những mẩu truyện hết sức dung dị.
Đọc nó trong một ngày trời se lạnh, trước mái hiên nhà , với những cơn gió thổi lay lắt hàng tre, hàng xoan trước ngõ bạn sẽ thấy những mẩu truyện này ngấm cả vào tim.
Có lẽ với những con người ở những vùng quê nghèo và còn vương lại chút gì đó bóng dáng của ngày xưa sẽ dễ thấy được điều gì đó gần gũi, thấp thỏm trong những truyện ngắn này hơn.
Thật ra mà nói không phải cứ những truyện có cao trào, có điểm nhấn mới là truyện đặc sắc.
Suy cho cùng cái nét bâng khâng, nhàn nhạt cũng là một phần trong phong cách của Thạch Lam rồi.
Phải chú ý một chút ta sẽ nắm bắt được cái luồng tơ mỏng manh mà tác giả gợi tới trong tác phẩm
Dù sao đi nữa, mình cũng votecho tác phẩm.
Vì nó khiến mình lắng lại được chút gì đó của quê hương.
. . xa xôi Số phận con người luôn bị đặt lên bàn cân,vì mưu sinh khó nhọc, vì thời cuộc, vì quả đất nơi họ đang đứng vốn không bao giờ là yên bình.
Không thể tồi tệ hơn, khi cơn gió lạnh của gió trời phương Bắc bắt đầu thổi và đều đặn, từng cơn từng cơn nối đuôi nhau len lỏi vào từng ngõ ngách, phố phường, cả những ơi u tối nhất bám rìa trong sự tráng lệ của thị thành Hà Nội.
Mùa đông đến,
vị ác thần lùa tất cả những phận người lam lũ ra khỏi nơi trú ẩn, trêu đùa họ bằng những hơi thở lạnh căm, cắt da cắt thịt để thu lại vẻ u sầu, đau khổ, kiệt quệ của những tôi đòi hèn hạ nhất.
Nhưng con người, dẫu có lầm than khổ ải, vẫn là bá chủ của đất trời.
Số phận luôn đặt họ vào những hoàn cảnh éo le, đứng giữa thiệnác, và sự lựa chọn trong tự do là chìa khóa để thức tỉnh lương tri, phẩm giá của mình.
Dẫu còn len lỏi trong tâm hồn những đố kị, tham lam, hèn nhát, toan tính nhưng phần người, phần thiện trong họ luôn lên tiếng.
Thật sự, đọc cuốn sách trong không khí se lạnh miền Nam những ngày cuối năm, trong tôi cảm thấy cởi mở và yêu thương hơn cuộc sống của mình, và dù chưa phải trải qua những lam lủ vất vả ngoài kia, nơi mà chắc chắn nhiều người đang gồng mình chống chọi với số phận hẩm hiu, nhưng tôi thấy thật cảm thông và hy vọng trong cái lạnh mùa đông sẽ tràn ngập hơi ấm tình người.
“ qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bé vẫn nắm tay ngủ kỹ.
Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống.
Sơn nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi.
” Cái đói, cái nghèo, khung cảnh heo hút, ảm đạm của một chiều đông cứ ám ảnh tôi mãi.
Truyện của Thạch Lam nhẹ nhàng nhưng đi sâu vào lòng người.
Viết về đời thường nhưng truyện của ông không hề tầm thường.
Thạch Lam đã nhẹ nhàng chạm khắc một dấu ấn đẹp đẽ mãi trong lòng người yêu văn chương.
Giản dị, nhẹ nhàng, giọng kể thủ thỉ, chân tình, nhưng cũng sâu và lạnh.
Đọc xong mỗi truyện lại thấy “thấm” cái nghèo, cái đói khủng khiếp của những năm.
Tác phẩm đầu tay của Thạch Lam cũng là tác phẩm kinh điển về cuộc sống của tầng lớp dân lao động nghèo Hà Nội đầu thế kỉ.
Về ngôn ngữ, Thạch Lam dùng rất nhiều, rất uyển chuyển những từ láy vần, láy âm, khiến đọc văn ông như đọc thơ vậy.
Về nội dung, cốt truyện Thạch Lam không rõ ràng, hoặc không có, mà chỉ như những ảo ảnh, những cảnh trong phim.
Chất lãng mạn hiện rõ với cảnh đồng quê, làng xóm, gia đình chất hiện thực thấm đượm với cảnh nghèo đói đến tàn khốc, bẽ bàng, với sự lạnh nhạt hờ hững của lòng người và sự đô thị hóa “Đói”, “Trở về”, “Người bạn trẻ” đưa người ta đến bước đường cùng, với cảnh trẻ con ốm yếu, sài, đẹn những hủ tục hôn nhân.
Đọc đến cuối sách thì thấy ám ảnh, day dứt, cảm thông với các nhân vật không chỉ vì hoàn cảnh của họ, mà còn vì những bài học nhân văn ẩn chứa trong đó.
Cái đói tàn khốc đến nỗi con người ta phải bán rẻ lương tâm, bán rẻ tình nghĩa để đổi lấy miếng cơm, nhưng kết cục nhận được là tình cảm gia đình tan vỡ.
Hãy thử đọc truyện ngắn”Nhà mẹ Lê”, “Đói”, “Một đời người” sẽ thấy rất rõ điều đó.
Một số truyện khác như “Tiếng chim kêu”, “Cô áo lụa hồng” lại có tiết tấu trào phúng, hài hước, nhưng cũng sâu cay không kém những truyện đậm chất hiện thực.
Thạch Lam là bậc thầy truyện ngắn, Ông miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật cực kì xuất sắc.
Tính cách, sự hồn nhiên, sự cảm thông, mâu thuẫn, ghen ghét, đều hiện lên qua lời thoại và cử chỉ của nhân vật.
Đọc truyện của Thạch Lam đôi khi thấy các nhân vật chỉ là những nạn nhân xấu số của chế độ và lịch sử.
Nhưng đọc văn ông để thấm cái đau của đồng loại, cái chua cay của đời, cái thế tiến thoái lưỡng nan mà đời mang đến.
Đúng như tiêu chí viết văn của ông: Văn chương không phải để giải trí, mà để làm “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực” để “tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.
.