ngày tôi cótài khoản Instagram dội những bức ảnh về feed của tôi, phần nhiều trong số họ làm về thời trang hoặc tải những bức ảnh ăn mặc, trang điểm cẩn thận.
Tôi yêu thích ngắm nhìn những bức ảnh đó: những cô gái độc thân, những cô gái vừa được đính hôn những người vợ mới cưới, những người mẹ trẻ, những cô người mẫu giải nghệ đã có tận ba con Họ thường vận đồ không quá khác nhau và tựu chung lại thường rất đẹp.
Nhưng giữa hàng trăm post mỗi ngày, hàng trăm bức ảnh và trang phục, tôi vẫn dễ dàng tìm ra những khuôn mặt xinh đẹp, ràng rỡ hay thất thần hơn chính họ thường ngày.
Những lúc ấy tôi nghĩ họ đã điểm thêm hay ngược lại, quên mất chút phấn hồng hay lớp son bóng lấp lánh của tình yêu.
Phụ nữ là một chiếc xe Tesla chạy bằng tình yêu, Họ được thiết kế ra như một kiệt tác: có thể dịu dàng, có thể nóng bỏng, có thể khiêu khích, hài hước, kiêu hãnh và xinh đẹp.
Họ có thể hát, có thể viết văn, có thể nấu ăn, điều hành một công ty hay nuôi dạy những đứa con hạnh phúc.
Họ có thể là siêu nhân và cũng có thể là những nữ hoàng, Họ có thể mềm mỏng và cũng có thể sắc sảo, Họ có hàng tỉ thiên chức lẫn tài năng nổi bật hay giâú kín.
Họ có thể dốc hết ra khi họ cần sức mạnh thần kỳ hay giữ và nhả từng chút một cho những người xung quanh mơ hồ và ngỡ ngàng.
Thế nhưng, như tôi đã nói, họ giống một chiếc xe Tesla họ chỉ là những kiệt tác tối tân và đáng khao khát khi họ được sạc đầy năng lượng tình yêu.
Đó có thể là tình yêu của một người đàn ông, niềm đam mê họ để vào những điều họ đang làm hay nhiệt huyết họ có từ cuộc sống.
Cái nguồn điện chạy được kiệt tác mang tên phụ nữ có thể muốn vàn thể dạng nhưng nhất định phải nóng, phải cháy phừng phừng trong huyết mạch, trong tâm trí họ.
"Le ciel bleu sur nous peut s'effondrer
Et la terre peut bien s'écrouler
Peu m'importe si tu m'aimes
Je me fous du monde entier
Tant que l'amour inondera mes matins
Tant que mon corps frémira sous tes mains
Peu m'importent les problèmes
Mon amour puisque tu m'aimes
Dù bầu trời có sụp đổ
Dù mặt đất có nứt ra
Em cũng không quan tâm cốt là anh yêu em
Cốt là ban mai của em ngập tràn tình yêu của anh
Cốt là em được cuộn mình trong vòng tay anh
Thế thôi, chả có vấn đề gì làm em lo lắng
Chỉ cần anh yêu thôi, chỉ cần anh yêu em!"
Edith Piaf đã hát như thế trong ca khúc ”L'hymne a l amour”, bài quốc ca của tình yêu.
Như người lính sắp ra trận, những người phụ nữ cất lên bản quốc ca của tình yêu, lời thề nguyện vượt qua tất cả khó khăn, trở ngại để bảo vệ vương quốc tình yêu của mình, bảo vệ xúc cảm yêu mãnh liệt họ có.
Họ không bảo vệ hay phụ thuộc vào người đàn ông nào cụ thể, hay mối quan hệ nào cụ thể.
Họ bảo vệ và phụ thuộc vào xúc cảm được trân trọng, vào trạng thái không ngừng được khơi gợi cảm hứng phụ thuộc vào mối quan hệ giữa họ và cảm xúc được nâng niu, cảm xúc muốn tha thiết với ai đó, với điều gì đó.
Mất đi cảm xúc đó, mất đi khát khao tha thiết đó chứ không phải một người đàn ông cụ thể họ sẽ tắt nguồn và mất đi sự sống.
Khi đọc về cuộc đời Piaf, tôi suy nghĩ rất nhiều về điều này, về nguồn điện năng tiếp sức sống, tiếp đam mê cho người phụ nữ này và hàng tỉ phụ nữ khác.
Chính cái nguồn điện năng ấy chảy trong huyết quản đến
thanh quản, đến ánh mắt của bà để người phụ nữ nhỏ bé ấy đứng trên sân khấu, không trang điểm cầu kỳ, nhưng sáng bừng cả sân khấu, hút lấy tất cả sự chú ý của khán phòng và từ từ nhả ra những câu ca ”như rút ruột rút gan”.
Tôi thích cách người ta kể về cuộc đời bà bằng việc điểm lại xem những giọng ca nào đã được kỳ vọng thay thế bà, kỳ vọng cất lên khúc cả La vie en rose ca khúc đứng trong danh sách những ca khúc được hát và phát nhiều nhất thế giới theo đúng cách bà đã làm.
Thế rồi họ tiếp tục kể về đứa trẻ đẻ rơi trên phố, về cô gái ”thuộc về thế giới của những người ăn xin”, người nghệ sỹ trẻ làm việc đến lao lực, xa đà vào rượu và những đêm thức trắng, về người đàn bà được cung phụng bằng tình yêu nhưng cũng có lúc lén lút và dại dột đòi hỏi tình yêu từ người đàn ông có vợ, rồi cả cô diễn viên được điện ảnh ưu ái nhưng báo chí và những kẻ đê hèn chọn làm bia bắn của những lời thoá mạ mang mục đích chính trị Đỉnh điểm, người ta còn kể chuyện về một người phụ nữ chờ đợi người mình yêu đến trên chuyến bay định mệnh, chuyến bay mãi mãi không bao giờ hạ cánh xuống thành phố New York nơi cô đang đợi, mà treo leo trên ”đỉnh núi ở Rodonta cao.
mét”.
Một người phụ nữ được nạp bằng nguồn năng lượng mãnh liệt đến thế của cay đắng lẫn ngọt ngào thì lời ca ”La vie en rose” đâu thể bình thường và dễ bắt chước.
Những ca sỹ khác có thể hát theo bà, hát kiểu của bà nhưng không bao giờ có thể giống bà bởi nguồn năng lượng yêu họ nhận được khác bà.
Cuộc sống vẫn màu hồng nhưng màu hồng của cuộc sống họ nhìn được mang những sắc hộ khác nhau.
Không phải một loại doping nào cả, mà chính là xúc cảm yêu mãnh liệt tiếp năng lượng diệu kỳ cho Piaf vượt qua những điều không tưởng.
Đêm hôm nghe tin người mình yêu đã mất, Piaf vận một sức mạnh phi thường để đứng trên sân khấu và hát:
”Cô muốn dành tặng cho Marcel đêm hát ngàytháng Mười năm.
Chỉ cho anh mà thôi, Đó cũng là điều cô tuyên bố thẳng thắn với khán giả, Trong khán phòng, mọi người thắc mắc: Cô có hát không Im lặng nặng nề, Piaf bắt đầu với đôi mắt thất thần.
Tuy trong lòng bồn chồn, nhưng những âm thanh đã vượt qua rào cản của một cổ họng nghẹn thắt.
Ở bài thứ sáu, LHymne à lamour, cô cảm giác như sân khấu chao đảo dưới chân mình.
Cô cố bám vào rèm và sụp ngã trước khi kịp hát những lời cuối của bài hát mà cô viết cho Marcel: Dieu réunit ceux qui saiment Chúa tác hợp những người yêu nhau.
Sau này, những dòng chữ này cũng được khắc lại trên bia mộ của Édith.
”
Và người phụ nữ không có được tình yêu như một thể mặc định, ngược lại, còn phải tranh đấu, giành giật, rồi mất mát thì còn khao khát, phụ thuộc và tha thiết với tình yêu đến nhường nào Cuốn tiểu sử ngắn gọn về danh ca Édith Piaf.
Không bàn về chất lượng viết bởi cuộc đời Édith Piaf vốn dĩ là một vở melo rồi.
Cũng như những cuốn sách khác về Piaf, Còn sống là còn yêu đưa ra những dẫn nhập ngắn gọn trong từng thời đoạn của cuộc đời bà, về nữ danh ca say mê, về người đàn bà mê lụy vì tình.
Thông qua đó, cuộc đời của người đàn bà Pháp này hiện lên đặc sắc và rõ ràng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là bản Việt này quá tệ về lỗi hình thức, trình bày, đọc bông, chữa bản in, thiết kế.
. . Một cuốn sách hay nhưng chứa đầy sạn biên tập, Tôi đã quyết định mua cuốn sách này khi nghe những bản nhạc của bà và đọc những trang viết về bà trên mạng.
Và tôi bị ấn tượng bởi tên của cuốn sách: Còn sống là còn yêu.
Bà giống như biểu tượng của một tâm hồn nhiệt huyết, lúc nào cũng rạo rực và nồng cháy trong tình yêu.
Édith Piaf, người phụ nữ huyền thoại đã giúp tôi hiểu nhiều hơn về cuộc đời, về sự thành công không chỉ được tạo nên bởi tài năng mà còn là sự may mắn và nỗ lực không ngừng.
Còn đối với tình yêu, một người chưa từng biết yêu là gì cũng có thể cảm nhận được tình yêu là thứ gì đó vô hình nhưng cũng đủ khiến người ta mất phương hướng cho dù là mạnh mẽ đến mấy, như khi Cerdan mất, bà chới với và lạc lối trong cuộc đời bởi đó là người tình duy nhất đã bỏ mặc bà.
Dù yêu say đắm, yêu cuồng si nhưng không thể để cảm xúc chi phối con người.
Và điều bất ngờ hơn nữa là những thời điểm đau khổ nhất chính là lúc con người ta cảm thấy hạnh phúc nhất.
Dù có đau khổ, con người ta vẫn yêu, Bởi nhờ có đau khổ người ta mới biết trân trọng những phút giây hạnh phúc trong đời.
.
Experience Edith Piaf Curated By Jean-Dominique Brierre Format Digital Edition
Jean-Dominique Brierre