đây có lẽ sẽ là một trong những khám phá bất ngờ làm mình hài lòng vô cùng trong nămnày.
Một cuốn sách với không gian truyện bí ẩn đã khiến mình ngỡ như đang đọc Bóng hình của gió, cùng một cốt truyện hết sức li kì.
Không khó để bắt kịp mạch văn nhanh nhẹn cùng những màn đấu trí trên bàn cờ vua với kì thủ xuất sắc giấu mặt, hay bí ẩn đằng sau sự ẩn mình của một kẻ sát nhân thông minh và bệnh hoạn, bởi cách kể chuyện rất hấp dẫn của tác giả.
Những câu văn duyên dáng giàu chất hội hoạ, mang một nét u sầu ẩn giấu cùng màu bí ẩn rất đậm phủ lên toàn cuốn sách, đã mang đến một trải nghiệm đọc vô cùng ưng ý.
Lâu lắm rồi mới đọc một cuốn sách viết về cờ vua cùng hội hoạ, văn học cùng âm nhạc cùng hoà quyện vào nhau tinh tế như thế này.
Cuối cùng, tác giả đưa tới cho người đọc một cái kết mà với mình là không quá xuất sắc nhưng lại rất phù hợp với câu chuyện, bởi hệ thống nhân vật đã thể hiện được rất rõ cá tính của họ, và như Sherlock Holmes đã nói, khi người ta đã loại bỏ hết những khả năng không thể xảy ra, khả năng còn lại, cho dù khó tin đến mức nào đi nữa, chắc chắn phải là sự thật.
Rất đáng đọc, Resumen:
Julia es una reputada restauradora de arte que tiene que reparar un importante cuadro del siglo XV para subastarlo, Gracias a los rayos X aparece una misteriosa frase en latín que junto a la enigmática partida de ajedrez del cuadro pondrán en jaque a la restauradora.
Julia decide investigar todo lo que rodea a la pintura y pide ayuda a un anticuario amigo suyo de toda la vida, César, y a Muñoz, un jugador de ajedrez un tanto peculiar.
Cuando se empiezan a dar asesinatos en extrañas circunstancias se dan cuenta que la partida de ajedrez todavía no ha terminado, Quién hará jaque mate
Opinión:
Me ha costado un poco acostumbrarme a la forma de escribir de Reverte, pero una vez leídas unas cuántas páginas la lectura resultó más fácil.
Nos encontramos ante un libro que a pesar de no tener una trama llena de acción, no te deja aburrirte en ningún momento.
Tiene todos los ingredientes que hacen que una novela me guste,
Los personajes están bastante bien construidos desde el principio y vamos viendo como poco a poco las piezas del rompecabezas empiezan a encajar.
Aunque tengo que decir que no me vi llegar el final, me gustó eso, el poder sorprenderme, Acompañamos a los protagonistas en la que quizá es la partida de sus vidas,
Creo que si supiera jugar bien al ajedrez hubiera podido disfrutar aún más de esas conversaciones entorno a la partida que se estaba jugando y hubiera podido captar más cosas, pero ha despertado en mi interior el gusanillo de, por fin, aprender a jugar al ajedrez.
Lo conseguiré
En resumen, me ha parecido una muy buena novela que llegó a mis manos gracias a la recomendación de un amigo que supo transmitirme su amor por los libros de Reverte, abriendo ante mi un mundo lleno de historias por descubrir.
If I were the publisher of this book I would change the title, Ive been aware of this book for years but I always assumed it was a historical novel about a bunch of old Dutch Masters in wigs in discussion around a table.
And, yes, I know Flanders is in Belgium, not the Netherlands, but still I subconsciously thoughtboring, It turns out panel refers to one panel of a triptych painting,
And yes, theres the flavor of a historical novel in the history of the painting, but this is a modern as well as an ancient murder mystery story.
Thethcentury painting by a Flemish Master depicts a chess game between the Duke of Flanders and one of his knights while the Dukes wife looks on.
History tells us the knight was later murdered,
Julia, a beautiful young art restoration expert, uncovers ayearold paintedover message in Latin: Who killed the white knight Perhaps the Duke, the black king Or his lover, the Dukes wife, the black queen
The auction house and the paintings owner work with Julia to hire a chess expert to retroactively recreate the game to discover the hidden meaning.
Recreating the game is a
long, complex process because millions of moves are possible to achieve the exact layout of the board in the painting.
They also work with an art historian, an expert in that time period,
The hidden message and the intrigue make the estimated auction value of the painting skyrocket, Suddenly bodies start dropping as someone else is apparently after the painting, He or she is also a chess expert, leaving a trail of clues as to possible moves, The murderer sees Julia as the white queen, She might be next, especially since shes being followed,
One of the victims was a recent former lover of Julias, She was the last one to see him alive, The police are torn: is she a possible next victim Or is she a suspect
A good story with a lot of intriguing characters.
There's also enough about chess and art that I added it to those two shelves,
About the painting: Is it real Yes, the historical characters and the artist are real, but NO, the painting is not, In the story, the painting is attributed to a real Flemish artist, Pieter Van Huys, but Van Huys lived a century after the timeline of the artist in the story who painted it.
The publisher commissioned a modern painting in Old Master style for the book cover on some editions and that painting is shown above, Youll see things on the web: “Yes, its real here it is, ” But weve learned not to trust everything we see on the web, havent we
The Spanish author b,has written about three dozen novels, most translated into English, Hes best known by English readers for The Club Dumas, Ive read two other novels by him, The Painter of Battles I gave it aand The Seville Communion a,
The painting from whathasbeenread, files. wordpress. com
The author from thetimes, co. uk
Read as a trashy mystery novel, there's really nothing objectionable about this, although for some reason, I was really expecting more, Especially galling was the villain, complete with a needlessly complicated, and mostly pointless, plan that seems to exist only so that the novel might exist.
When the villain finally gives an explanatory monologue at the end, the rationale is, quite frankly, kind of offensive and it feels unintentionally so,
The chess and historical subplots ended up seeming rather superficial, The chess, especially, seemed far too elementary to hang much of a plot on, while simultaneously being treated with far too much reverence and symbolic import by the characters.
Theo cảm nhận của riêng tôi, tác phẩm này còn hay hơn cả "Câu lạc bộ Dumas" cuốn tiểu thuyết đã làm nên tên tuổi của tác giả người Tây Ban Nha Arturo PérezReverte.
Không có hai cốt truyện chính chạy song song nhau, không có những bức tranh khắc gỗ mang dáng dấp hình ảnh những lá bài tarot đầy ám ảnh, “Bí ẩn quân hậu đen” trung thành với một cốt truyện chính duy nhất, đi sâu vào thế giới cờ vua đầy trí tuệ và say mê để làm nên một cuốn tiểu thuyết trinh thám ám ảnh không kém.
Sự ám ảnh đến từ suy nghĩ điên loạn của kẻ thủ ác và cái trò chơi giết chóc mà hắn đã dày công sắp đặt.
Câu chuyện bắt đầu khi Julia, một nhà phục chế tranh cổ, được giao nhiệm vụ phục chế bức tranh “Ván cờ” nổi tiếng của họa sĩ Pieter Van Huys thuộc trường phái Flemish, vẽ vào năm.
Ẩn bên dưới lớp màu vẽ đó, Julia phát hiện ra một dòng chữ Latin bí hiểm cất giấu một bí mật đau lòng của quá khứnăm về trước: “Quis necavit equitem”, nghĩa là “Ai đã giết hiệp sĩ”.
Đứng trước một câu hỏi mang tính gợi mở đầy thách thức đó, Julia, cùng với César một nhà buôn đồ cổ, người bảo trợ và nuôi nấng cô từ trước đến nay, và bà Menchu Roch một nhà trung gian buôn tranh cổ, luôn cặp kè với những anh chàng trẻ tuổi đẹp trai, đã phải viện dẫn đến sự giúp đỡ giáo sư Alvaro, rồi sau này là kỳ thủ Munoz một kế toán viên tầm thường nhưng đồng thời cũng là một kỳ thủ siêu hạng, để có thể giải mã được thông điệp của bức tranh và tìm lời giải đáp cho câu hỏi bí ẩn được Pieter Van Huys kín đáo cất giữ trong lòng bức họa.
Với sự giúp đỡ của Alvaro, Julia biết được hai vị kỳ thủ ngồi chơi cờ đối mặt nhau trong bức “Ván cờ” chính là Ferdinand, công tước xứ Ostenburg, và Roger de Arras, một hiệp sĩ cũng của công quốc này, người đã từng sát cánh với quân đội Pháp trong cuộc chiến chống lại người Anh do vua Pháp Charles VII phát động.
Nhân vật còn lại, người thiếu phụ trong bộ đầm nhung đen, ngồi ở một góc xa, trên tay cầm tập thơ “Thơ về hoa hồng và hiệp sĩ” tưởng chừng như đang đắm chìm vào cuốn sách, chính là Beatrice xứ Burgundy vợ của công tước Ferdinand.
Càng tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, về những gì đã diễn ra giữa ba con người của quá khứ này, Julia càng bị cuốn vào những sự kiện mang màu sắc chính trị và cả một mối tình tay ba kết thúc trong bi kịch.
Đó là thời kỳ mà cả Ostenburg và Burgundy còn là những công quốc nhỏ bé, nằm trong tầm ngắm thôn tính của vua Pháp.
Trong lòng Ostenburg chia ra làm hai phe phái: một bên với chủ trương thân Pháp, tiêu biểu là hiệp sĩ Roger de Arras bên còn lại muốn sáp nhập Ostenburg và Burgundy trở thành một thể thống nhất, một thế lực có đủ sức mạnh để chống lại âm mưu xâm chiếm của Pháp quốc oai hùng.
Sự sáp nhập ấy bước đầu được thực hiện thông qua cuộc hôn nhân mang tính chính trị giữa Ferdinand và Beatrice nhằm thắt chặt tình đoàn kết giữa hai bên.
Kết hôn vì mục đích chính trị, lẽ dĩ nhiên, Beatrice không hề dành tình yêu cho chồng mình.
Mà đau lòng thay, tình yêu ấy, bà đem dành cho Roger de Arras, cho người bạn thân của Ferdinand, cho người đàn ông ở phe thân Pháp, chỉ biết đi cạnh đám rước của bà trong ngày bà xuất giá, cho người hiệp sĩ cuối cùng đã bị ám sát một cách tức tưởi bằng một mũi tên đâm xuyên qua ngực.
Roger de Arras chính là vị hiệp sĩ đã bị giết, chính là quân hiệp sĩ đã bị ăn trên bàn cờ.
Và danh tính của kẻ giết ông được tiết lộ bằng chính bức tranh mà càng tìm hiểu sâu hơn, càng dành hết tâm sức vào việc nghiền ngẫm những thông điệp mà bức tranh ẩn giấu, Julia càng phát hiện ra nhiều tầng không gian khác nhau, cho phép cô như ngược dòng trở về quá khứ, soi chiếu những gì cô biết về thời kỳ đầy biến động và âm mưu ở xứ Flanders, đồng thời dự phần vào tấn bi kịch đẫm máu, vào mối tình tay ba đầy éo le đã kết thúc trong tang thương.
Những đoạn Munoz thoát khỏi vẻ ngoài nhân viên văn phòng chán ngắt và sầu khổ của mình để trọn vẹn sống đúng với đam mê và tư duy cờ vua siêu việt của ông, từng bước từng bước đưa ra được lời giải đáp cuối cùng cho câu hỏi “Ai đã giết hiệp sĩ” bằng phân tích hồi cứu và những suy luận sắc bén về các nước cờ là những đoạn hay nhất tác phẩm.
Nó lôi cuốn và đẹp đẽ, say mê và gây ghiện như chính những gì kỳ thủ cờ vua cảm nhận về môn thể thao trí tuệ này.
Mặc dù là người không hề biết chơi cờ, và hầu như không thể nào hiểu được những nước đi, những ô số mà Munoz nêu ra, thế nhưng, tôi vẫn thấy cuốn hút không rời trước tư duy, phân tích và suy luận của vị kỳ thủ.
Nhưng tìm ra câu trả lời ấy chỉ mới là phân nửa đoạn đường bởi sự xuất hiện của một kỳ thủ thứ tư, người dường như lấy bức tranh “Ván cờ” làm cái cớ cho một cuộc thách đấu mang màu chết chóc.
Julia, César, bà Menchu và cả Munoz bỗng chốc trở thành những quân cờ trong một cuộc chơi bệnh hoạn do kẻ thủ ác bày ra, nối tiếp ván cờ cổ năm nào.
Kẻ ấy núp bóng quân hậu đen, gửi đến Julia những tấm thẻ trắng ghi nước đi của hắn, những nước đi đại diện cho toan tính giết người ngoài đời thật.
Cùng lúc đó, những cái chết tàn nhẫn đến lạnh sống lưng lần lượt xảy ra.
Giữa những cái chết ấy là nhân dạng một người phụ nữ tóc vàng, luôn mặt áo mưa mà Julia tình nghi là thủ phạm là sự xuất hiện của một chiếc xe Ford màu xanh kiếng đen dường như luôn đi theo Julia mọi lúc mọi nơi.
Giữa sự giúp sức chẳng mấy hiệu quả của cảnh sát, Julia, César và Munoz buộc lòng phải vào cuộc và chơi ván cờ của kẻ sát nhân, phải thực hiện những nước đi cho quân trắng trong lúc suy luận và dự đoán nước đi tiếp theo của kẻ kỳ thủ ẩn mình bên phía quân đen, đồng thời phải tự điều tra và đưa ra những giả thiết về nhân dạng của hung thủ.
Đến cuối cùng, chỉ có tư duy của một người chơi cờ lâu năm như Munoz mới có thể đưa đến lời giải đáp cho tấn bi kịch của hiện tại, mới có thể đưa ánh sáng tên tuổi của kẻ núp bóng quân hậu đen, gây ra hàng loạt án mạng kinh hoàng.
Đó là kẻ mà cả Julia và chắc hẳn toàn bộ độc giả không thể nào ngờ tới, kẻ mà vì tình yêu mù quáng dành cho Julia quân hậu trắng đã rắp tâm sắp đặt một âm mưu giải thoát cô khỏi những người mà hắn cho rằng đã và đang làm phương hại đến cuộc đời cô.
Bên cạnh việc là một cuốn tiểu thuyết trinh thám hấp dẫn diễn ra ở hiện tại với sự liên kết tới những sự kiện trong quá khứ, đúng kiểu của Arturo PérezReverte, “Bí ẩn quân hậu đen” còn hút hồn người đọc bởi những đoạn văn đầy chất thơ, thể hiện cái nhìn và cảm nhận của Julia đối với câu chuyện tình tay ba của lịch sử, đặc biệt là với nhân vật Beatrice xứ Burgundy, với những dòng thơ chất chứa tâm sự như thay lời nói của Roger de Arras dành cho bà:
“Thưa phu nhân, những giọt sương
vào lúc bình minh
đọng trên những đóa hồng
trong khu vườn phủ đầy sương muối của bà
rớt xuống giữa chốn sa trường
như những giọt lệ
trên trái tim tôi
trên đôi mắt tôi, trên thanh kiếm của tôi.
”
Và còn đó một Beatrice xứ Burgundy cúi đầu xuống tập thơ trong tay, nhưng thực chất tâm trí và ánh mắt của bà lại đang để vào ván cờ định mệnh, bên tiếng đàn buồn không sao tả xiết và vẻ đẹp nhói đau của những dòng thơ bất chợt soi chiếu trong tâm hồn bà:
“Điệu nhạc quyện lẫn vào những lời thì thầm của hai kỳ thủ đang mải mê với ván cờ, và đột nhiên vị phu nhân quyền quý nhận ra một vẻ đẹp đến nhói lòng trong những câu của bài thơ đang nằm run rẩy trên tay bà.
Cũng sinh ra từ chính những giọt sương đã đọng trên bông hồng và thanh kiếm của người hiệp sĩ, một giọt lệ long lanh xuất hiện trong đôi mắt xanh của nữ công tước khi bà ngước nhìn lên và bắt gặp cái nhìn của Julia, đang im lặng ngắm nhìn trong bóng tối.
Và nữ công tước thầm nghĩ cái nhìn của cô gái trẻ có đôi mắt sẫm màu đậm chất Italia đó chỉ là một hình ảnh phản chiếu của chính đôi mắt bà, bất động và sầu muộn, lờ mờ trên bề mặt một chiếc gương đặt phía xa.
”
Rồi còn những chi tiết phân tích sâu xa về âm nhạc của nhà soạn nhạc lừng danh người Đức Johann Sebastian Bach, về cái cách mà ông thích đảo chiều những nốt nhạc của mình để cho ra đời những giai điệu tuyệt diệu khác nhau về việc liệu luôn có cách để chúng ta có thể giải đáp hết toàn bộ những bí ẩn của thế giới này, hay con người luôn bị giới hạn bởi một lực lượng siêu hình nào đó.
Tất cả được thể hiện thông qua những đoạn tranh luận đầy tính triết học giữa Munoz và ông lão Belmonte người sở hữu bức “Ván cờ”, làm nên một “Bí ẩn quân hậu đen” vừa lôi cuốn bởi tư duy chơi cờ và tính suy luận logic, vừa làm đắm say lòng người đọc bởi vẻ đẹp của âm nhạc, khoa học và văn chương.
Rốt cuộc thì, chúng ta còn có thể đòi hỏi gì hơn ở một cuốn tiểu thuyết như thế.
. . Đơn giản là một cuốn sách gây nghiện, .